Vành Đai 4 Hà Nội là dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2013. Theo quy hoạch (Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ), đường vành đai 4 Hà Nội sẽ có mặt cắt ngang 6 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ mở rộng.
Mục lục
Tổng quan về đường Vành Đai 4 Hà Nội
Đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ để phục vụ cho giao thông đi lại của cư dân thủ đô và các tỉnh lân cận. Về quy mô, đường vành đai 4- vùng thủ đô Hà Nội được đầu tư 4 làn xe, giai đoạn hoàn thiện là 6 làn xe, với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu là 94.127 tỉ đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương khoảng 31.904 tỉ đồng, ngân sách địa phương 33.538 tỉ đồng, vốn Nhà đầu tư 26.965 tỉ đồng; lãi vay 2.584 tỉ đồng. Đường vành đai 4 Hà Nội rộng từ 90m đến 135m dài khoảng 98 km và trải qua 14 huyện 3 tỉnh, thành phố bao gồm:
- Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn thành phố Hà Nội
- Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
- Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận thành tỉnh Bắc Ninh
- Dự án quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội còn trải qua 3 con sông là Sông Hồng, sông Đuống và Sông Cầu.
Đường vành đai 4 địa phận Hà Nội (Chiều dài khoảng 56.5 km)
Điểm xuất phát điểm từ km 3+695 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (Điểm đầu), thuộc xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn nối đến KĐT Mê Linh thuộc huyện Mê Linh. Từ KĐT Mê Linh vượt qua sông Hồng bằng cầu Hồng Hà, kéo dài đến xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Tiếp theo từ Hồng Hà – Đan Phượng cắt QL 32, kéo dài đến xã Đức Thượng (Hoài Đức), tại đây cắt ngang đại lộ Thăng Long khoảng Km12+600.
Đoạn giao cắt đại lộ Thăng Long đi theo hướng Đông-Namg nối đến QL6 thuộc phường Yên Nghĩa (Hà Đông).
Đoạn giao Quốc lộ 1A và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín, vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở tại vị trí cách phà Mễ Sở sang địa bàn huyện Khoái Châu – Hưng Yên.
Đường vành đai 4 địa phận Hưng Yên (Chiều dài khoảng 20.3 km)
Từ địa phận huyện Khoái Châu chạy qua các huyện Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm, nối đến QL 5 (Km 17+900), gần trạm thu phí Hà Nội – Hải Phòng.
Từ QL 5 vượt qua đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, nối đến huyện xã Nguyệt Đức, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đường vành đai 4 địa phận Bắc Ninh (Chiều dài 21.2 km)
Bắt đầu tư xã Nguyệt Đức giao cắt với QL38 tại xã Trạm Lộ (Thuận Thành)
Vượt qua sông Đuống bằng cầu Hồ, nối với cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại xã Nam Sơn thành phố Bắc Ninh.
Tiến độ triển khai đường vành đai 4 Hà Nội
Sáng 18.1. 2022 thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên về chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Thời gian chuẩn bị dự án trong năm 2021-2022, giải phóng mặt bằng từ 2020-2025, thời gian xây dựng từ 2022-2029.
Lợi ích của đường vành đai 4 Hà Nội
Phát triển hạ tầng giao thông vùng thủ đô
Đường vành đai 4 giúp giảm tối đa đáng kế phương tiện trải qua Hà Nội, góp phần làm giảm ùn tắc giao thông. Đặc biệt tuyến đường này giúp việc nối kết Hà Nội với những tỉnh liền kề được dễ dàng hơn.
Giúp phát triển kinh tế vùng thủ đô
Việc kết nối giao thông giữa thủ đô và các tỉnh lân cận giúp cho hoạt động giao thương khu vực này phát triển mạnh mẽ, tiết kiệm chi phí, thời gian do ùn tắc, kẹt xe.
Kích thích thị trường bất động sản
Trong những yếu tố cấu thành nên giá trị của một BĐS thì đường là cú hích cực kì lớn, vì thế khi đường vành đai 4 hoàn thiện là bàn đạp lớn cho để nhiều khu vực có đường chạy qua tăng giá trị tạo sự sôi động cho thị trường này.